THỂ LỆ

THỂ LỆ

I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ THI

1. Đối tượng tham gia dự thi:

Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại 40 sở, ban ngành tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh, UBND cấp huyện và cơ quan Trung ương đặt tại tỉnh Sóc Trăng.

2. Đối tượng không tham gia dự thi: Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, viên chức phụ trách kỹ thuật của hệ thống phần mềm thi trực tuyến.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC HỘI THI

1. Phần thi kiến thức:

1.1. Nội dung: Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo cải cách hành chính của Trung ương và tỉnh

1.2. Hình thức: Thi trắc nghiệm trực tuyến tại địa chỉ sau:

 https://hoithitructuyencchc.soctrang.gov.vn

Người dự thi được tham gia thi nhiều lần (không giới hạn số lần thi).

Mỗi lần dự thi, người dự thi thực hiện bài thi trắc nghiệm với 10 câu hỏi, thời gian tối đa 05 phút.

Ban Tổ chức sẽ công nhận kết quả cho người dự thi có lần thi trả lời đúng nhiều nhất và nhanh nhất trong các lần thi.

2. Phần thi sáng kiến cải cách hành chính:

2.1. Nội dung:

Mỗi đơn vị tham gia ít nhất 01 (một) sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính đã và đang áp dụng hiệu quả tại đơn vị hoặc đề xuất giải pháp cải cách hành chính khả thi, phù hợp để vận dụng vào thực tiễn triển khai của tỉnh.

Sáng kiến, giải pháp đã và đang áp dụng hoặc đề xuất mới được đơn vị chọn tham gia dự thi phải đảm bảo các tiêu chí và nội dung sau đây:

a. Về tiêu chí:

(1) Có tính mới, thể hiện sự sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu của cá nhân, đơn vị và không trùng lắp ý tưởng đối với các mô hình sáng kiến giải pháp đã từng áp dụng tại đơn vị, địa phương và được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận thông qua kết quả thẩm định, đánh giá Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị kể từ năm 2021 trở về trước.

(2) Nội dung thiết thực, có thể nhân rộng triển khai áp dụng trong thực tiễn quản lý.

b. Về nội dung:

Nội dung các sáng kiến, giải pháp tập trung vào một số vấn đề sau:

(1) Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cải cách chế độ công vụ, công chức.

(2) Đẩy mạnh, nâng cao xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, giải pháp chuyển đổi số trên các phương diện chính quyền số, xã hội số và kinh tế số.

(3) Sáng kiến giúp cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, mô hình hỗ trợ nhà đầu tư và doanh nghiệp tại tỉnh; cải thiện các chỉ số đánh giá chung đối với tỉnh như Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số Hiệu quản quản trị và hành chính công cấp tỉnh, Chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước hoặc các Chỉ số thành phần của các chỉ số vừa nêu.

(4) Giải pháp nâng cao hiệu quả thu thập ý kiến, cải tiến hình thức lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp vào quá trình thực thi chính sách, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và cải cách hành chính (Ưu tiên các hình thức thu thập qua ứng dụng di động, mạng xã hội,…)

(5) Giải pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

(6) Những giải pháp, sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trong bối cảnh hiện nay.

(7) Giải pháp tuyên truyền cải cách hành chính và triển khai văn bản, chính sách, pháp luật hiệu quả.

Ngoài ra, đơn vị có thể đề xuất một số giải pháp khác góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính của tỉnh.

2.2. Hình thức:

- Vòng 1: Sáng kiến được trình bày bằng hình thức bài viết thuyết trình trên giấy theo quy định của Thể lệ Hội thi, đề cương hướng dẫn và đính kèm vào phần mềm Hội thi. Độ dài bài viết không quá 05 trang.

Mẫu 1Mẫu 2(Đính kèm mẫu đề cương báo cáo sáng kiến cải cách hành chính)

Sau khi có kết quả đánh giá, chấm điểm sáng kiến, Ban Giám khảo sẽ chọn ra những sáng kiến tiêu biểu và thông báo đến các đơn vị được biết để tham gia thuyết trình, phản biện tại Vòng 2.

- Vòng 2: Mỗi đơn vị sẽ chọn ra 01 (một) thành viên thuyết trình tóm tắt lại nội dung sáng kiến, trong thời gian không quá 03 phút; sau đó trả lời, phản biện trực tiếp về nội dung do Ban Giám khảo Hội thi đặt ra liên quan đến sáng kiến.

III. CÁCH TÍNH ĐIỂM

STT

Nội dung

Cách đánh giá/Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

1

Phần thi

kiến thức

Số điểm được tính, quy đổi theo tỷ lệ % đạt được giữa số người tham gia dự thi có tổng số câu trả lời đúng đạt từ 06 câu trở lên/Số người tham gia dự thi của mỗi đơn vị theo công thức sau:

 

(Kết quả dự thi của mỗi thí sinh sẽ được phần mềm chọn ra 1 kết quả thi cao nhất để tính tỷ lệ)

Cách tính như sau:

- Bước 1: Xác định tỷ lệ %.

Ví dụ:

 Đơn vị A có 50 thí sinh dự thi, trong đó có 40 thí sinh dự thi có câu trả lời đúng từ 06 câu trở lên thì tỷ lệ % đạt được của đơn vị là:

                                                     

- Bước 2: Quy đổi tỷ lệ % đạt được tương ứng với tỷ lệ điểm tối đa quy định của Thể lệ theo công thức.

Ví dụ:

Đơn vị A có 80% cán bộ, công chức, viên chức tham gia dự thi có tổng số câu trả lời đúng đạt từ 06 câu trở lên thì số điểm phần thi lý thuyết đạt được của đơn vị sẽ được tính như sau:

30

2

Phần thi

sáng kiến cải cách hành chính

 

70

2.1

Nội dung:

40

2.1.1

Sáng kiến, giải pháp đã và đang áp dụng

 

 

(1) Tính mới, sáng tạo, không trùng lặp

20

 

(2) Kết quả rõ ràng, mang lại hiệu quả thiết thực

10

 

(3) Mức độ nhân rộng

10

2.1.2

Đề xuất sáng kiến, giải pháp mới

 

 

(1) Tính mới, sáng tạo, không trùng lặp

20

 

(2) Phương án khả thi, tính áp dụng cao

10

 

(3) Hiệu quả dự kiến mang lại

10

2.2

Hình thức:

30

2.2.1

Đảm bảo thành phần quy định

05

2.2.2

Lối viết mạch lạc, logic, dễ hiểu

05

2.2.3

Kỹ năng, nội dung và thời gian thuyết minh sáng kiến (Áp dụng với sáng kiến được chọn vào vòng 2)

20

+ Kỹ năng thuyết trình, phản biện trực tiếp thu hút

05

+ Nội dung trình bày rõ ràng, đúng trọng tâm vấn đề

10

+ Thời gian trình bày tóm tắt nội dung: Không quá 03 phút (Vượt thời gian trừ 50% số điểm tại tiêu chí này)

02

+ Thời gian trả lời câu hỏi, phản biện ý kiến nội dung Ban Giám khảo đặt ra: Không quá 07 phút (Vượt thời gian trừ 50% số điểm tại tiêu chí này)

03

 

IV. MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC

1. Mỗi đội tham gia phải nhập thông tin chính xác tổng số biên chế, số lượng người làm việc hiện có vào hệ thống phần mềm Hội thi để Ban Tổ chức có cơ sở đánh giá tỷ lệ, số lượng cán bộ, công chức, viên chức đơn vị tham gia dự thi phần thi kiến thức.

2. Ban Tổ chức Hội thi sẽ thông báo cụ thể thời điểm đơn vị thực hiện liên kết phần mềm trực tuyến với Trang thông tin điện tử của từng đơn vị và Danh mục tài liệu tham khảo đối với phần thi kiến thức trên Chuyên trang Cải cách hành chính tỉnh Sóc Trăng.

3. Trong trường hợp cần thiết, Ban Tổ chức có thể bổ sung, sửa đổi Thể lệ.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Ban Tổ chức Hội thi qua số điện thoại 02993.624.779 để kịp thời giải quyết.